Nghề tự do sẽ chia sẻ đến bạn những lý giải tại sao bạn nên theo nghề thiết kế đồ hoạ.
1. Để trở thành 1 cá thể sáng tạo
Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực dành cho những người có tính sáng tạo cá nhân cao. Mặc dù bất cứ ai cũng có thể mơ ước trở thành một designer thực thụ, nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể thành công trong lĩnh vực này. Việc trở thành một nhà thiết kế đồ họađem lại cho bạn sự tự do và tự tại để bạn có thể khám phá những suy tư sáng tạo của mình. Nó cũng đem lại cho bạn cơ hội làm việc độc lập trên một dự án và có những quyết định riêng của mình. Một số người thích cái cảm giác mạnh của tự do sáng tạo và tự quyết định, do đó họ quyết định trở thành một nhà thiết kế đồ họa.
2. Để được giàu sang và phú quí
Những ai cho rằng một nhà thiết kế đồ họa thì không kiếm được nhiều tiền hãy kiểm tra lại chi phí tái cấu trúc thương hiệu của các thương hiệu nổi tiếng thì sẽ rõ. Bạn sẽ ngạc nhiên mà nhận thấy rằng thiết kế đồ họa là một công việc đáng làm biết bao. Một công việc sáng tạo đại loại như phát triển tín hiệu nhận dạng không phải là một nỗ lực chỉ trong một ngày mà nó đòi hỏi nỗ lực lớn trong suốt quá trình thực hiện. Hãy xem xét ví dụ của việc tái cấu trúc thương hiệu Pepsi chỉ riêng nó không thôi đã ngốn hơn 1 tỷ USD. Toàn bộ việc tái cấu trúc thương hiệu bao gồm ý tưởng và thực hiện thiết kế cùng với việc giới thiệu tín hiệu nhận dạng mới cho đối tượng mục tiêu. Một số người quen biết với những nhân vật giàu có trong giới thiết kế đồ họa và do đó cũng bị cuốn hút vào lĩnh vực này.
=> Lựa chọn máy tình gì thì tốt cho thiết kế đồ hoạ?
5 nguyên nhân giải thích tại sao bạn nên theo nghề thiết kế đồ họa
3. Để được danh tiếng và công chúng công nhận
Có một thực tế là danh tiếng và địa vị trọng vọng thường đồng hành cùng với một nhà thiết kế thành công. Bản thân danh xưng “nhà thiết kế” cũng đã đủ để tạo ra một danh tiếng nổi trội. Là một nhà thiết kế thời trang, thiết kế web hay một nhà thiết kế đồ họa thì không thể thoát được danh tiếng và sự công nhận của công chúng. Vì chính bạn là cả khối óc đứng đằng sau tín hiệu nhận dạng, là những cái make up cho các thương hiệu nổi tiếng, bạn sẽ được đánh giá cao trên thị trường như là một chuyên gia sáng tạo. Hãy xem xét ví dụ điển hình là Carolyn Davidson, người vươn lên để thực sự nổi tiếng sau khi tạo dấu ấn cho nhãn hàng “Swoosh” của Nike. Hầu hết mọi người có được cảm hứng từ những nhà thiết kế nổi tiếng và do đó quyết định bản thân mình cũng sẽ đạt được cái gì đó giống như vậy.
4. Tiếp bước truyền thống gia đình
Có lẽ đây là một trong trong những lý do phổ biến nhất khiến người ta chọn một nghề nghiệp nào đó. Con trai của một kỹ sư trở thành kỹ sư, con gái của một bác sĩ sau cùng trở thành một bác sĩ. Thực tế này cũng xảy ra trong ngành thiết kế đồ họa. Vì hầu hết các thành viên trong gia đình của bạn là những nhà thiết kế đồ họa, bạn tiếp bước họ và cuối cùng trở thành đồng nghiệp của họ. Có thể ban đầu bạn không nhận ra điều này, nhưng khi bạn bắt đầu thấy không còn hứng thú với công việc của mình, bạn sẽ hiểu được hậu quả của việc lựa chọn nghề nghiệp của mình theo cách này.
5. Tìm kiếm giải thưởng và vòng nguyệt quế vinh quang
Một số người có khao khát cháy bỏng là sẽ đạt được những giải thưởng nào đó trong cuộc đời của mình. Có lẽ do được truyền cảm hứng từ lễ trao giải Quả cầu vàng hoặc giải Oscar mà họ thích được đứng trong ánh đèn sân khấu và nhận giải thưởng cho thành tích của mình. Thiết kế đồ họa là một trong những lĩnh vực không chỉ đem lại cho ta thù lao mà còn có cả những giải thưởng cho những màn trình diễn xuất sắc. Hàng năm luôn có rất nhiều giải thưởng dành cho tác phẩm đồ họa, thiết kế logo và thiết kế web. Một số người trở thành nhà thiết kế đồ họa chỉ để kiếm được vòng nguyệt quế vinh quang.
Tin cùng chuyên mục
- Bật mí 3 bước để tự tin làm freelance
- Ưu nhược điểm của nghề freelance hiện nay là gì?
- Freelancer Việt Nam thu nhập trung bình bao nhiêu?
- Tổng hợp các nghề freelance hiện nay đang hot trên thị trường
- Nghề Freelance và con đường chung sống với nghề này
- Khởi nghiệp với Freelance với 3 bước cơ bản
- Những kỹ năng cần có của nghề Freelance
- Khó khăn của nghề freelance không phải ai cũng biết
- 6 câu hỏi hay nhất để tuyển Freelancer đủ tâm và tầm
- Những khó khăn khi kiếm tiền trên youtube